Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Cây Đinh Lăng

,

TÁC DỤNG KỲ DIỆU CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Lá Đinh Lăng Non
Theo Đông y:

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Theo các nhà dinh dưỡng:

 Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo kinh nghiệm dân gian:

Lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây.


Ngoài ra, người ta thường dùng đinh lăng lá nhỏ dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ, và làm thuốc tăng lực cho các đồ vật trong dịp hội hè.

Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo".

Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.

Ðể chữa sưng vú và làm thông tia sữa, cổ nhân thường dùng rễ đinh lăng 30-40g sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, uống nóng.

Ðể chữa chứng sốt lâu ngày kèm theo ho, nhức đầu, đau tức ngực, tiểu tiện vàng, khát nước: dùng rễ, cành, lá đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh, vỏ quýt 10g, lá tre tươi 20g, rễ lá cành sài hồ 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, chua me đất hoặc rau má tươi 30g, sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Ðể chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: dùng rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 50g sắc uống trong ngày.

Ðể chữa vết thương: dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch giã nát đắp vào nơi bị bệnh.

Theo nghiên cứu dược lý học hiện đại:

Tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Bột rễ đinh lăng lá nhỏ có chứa 20 acid amin, vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng, trong đó có một số acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được.

Về độc tính, người ta thấy đinh lăng lá nhỏ của ta ít độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococus.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy nước sắc hoặc bột rễ đinh lăng lá nhỏ có tác dụng bồi bổ, tăng lực, khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức.

Vì vậy, người ta đã dùng các chế phẩm từ đinh lăng lá nhỏ cho các vận động viên khi thi đấu, bộ đội hành quân đường dài. Các chế phẩm này cũng được dùng cho các nhà du hành vũ trụ để làm tăng sức chịu đựng và thể lực, nâng cao hiệu quả luyện tập trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược.

Bởi vậy, các nhà nghiên cứu Nga gọi các chế phẩm này là "Thuốc sinh thích nghi" (Adaptogen), đã được nước ta và Liên Xô cũ sử dụng trong chương trình vũ trụ Itercosmos.

Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam:

Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta, những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới. Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Viện Y học quân sự đã dùng viên bột rễ Đinh lăng cho bộ đội tập luyện hành quân. Kết quả cho thấy khả năng chịu đựng và sức dẻo dai của họ được tăng lên rõ rệt. Các nhà khoa học Việt Nam và Nga cũng nhận thấy rễ Đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập.


Công dụng của cây đinh lăng:

– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
vnm_2013_5445485
Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu
: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG

          Cây Đinh lăng:
          Tên khoa học: Polyscias Fruticosa (L.) Harms.
          Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
          Tên Việt Nam: Đinh lăng, cây gỏi cá, Nam dương lâm.
          1. Giới thiệu
          Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ dạng bụi, cao 1,0 – 2,0m; ngoài trồng để làm cây cảnh, cây Đinh lăng còn là một loài cây dược liệu quý có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho một số món ăn.
          Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có biên độ sinh  thái rộng, phân bố trên khắp các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 28oC (từ giữa mùa thu đến cuối xuân cây phát triển nhanh nhất); Đinh lăng lá nhỏ: Polyscias fruticosa (L.) Harms là loài đang sử dụng nhiều nhất. Đinh lăng lá nhỏ có hai loại chính:
          + Đinh lăng nếp: là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều av2 mềm, vỏ dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Chọn loại này để trồng khi chọn giống.
          + Đinh lăng tẻ: là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này giá trị kinh tế thấp không nên trồng.
          2. Kỹ thuật nhân giống
          Trên những cây đinh lăng sinh trưởng mạnh, 2 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh hại, chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 10 cm để làm hom giống. Thực hiện các bước sau:
          + Bước 1: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).
          + Bước 2: Hỗn hợp trong bầu đất gồm: tro trấu, phân chuồng hoai mục và đất với tỉ lệ 1:1:1.
          + Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.
          + Bước 4: Đặt hom vào bầu ươm, vùi đất 2/3 hom, ấn cho chặt đất tưới nước, chăm sóc.
          + Bước 5: Sau khi ghim hom khoảng 3 tháng cây ra rễ, có thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nước để giữ ẩm.
          3. Kỹ thuật trồng trọt
          3.1. Kỹ thuật làm đất
          3.1.a. Trồng theo hố: Làm đất phải cày bừa làm đất tơi, đào hố kích thước 20 x 20 x 20cm. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm.
          3.1.b. Trồng theo hàng: làm luống rộng 60cm, cao 25 – 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm.
          3.2. Thời vụ, mật độ (khoảng cách) trồng
          Thời vụ: có thể trồng quanh năm nếu chủ động nước, thường đầu mùa mưa trồng là tốt nhất.
          Khoảng cách trồng: 40 x 50cm hoặc 50 x 50 cm. Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha.
          3.3. Kỹ thuật trồng
          + Trồng bằng hom giống: Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20cm để làm hom giống, đặt hom giống nghiêng 45o theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.
          + Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu.
          Trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng xong, nếu đất khô phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
3.4. Kỹ thuật bón phân
Bón lót: mỗi hecta bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 400 – 500 kg phân NPK 20.20.15, bón toàn bộ lượng phân lót, sau khi trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố. Chuẩn bị trước khi trồng 10 – 15 ngày.
Bón thúc:
- Năm đầu vào tháng 6 – 7 dương lịch sau khi làm cỏ, bón thúc 10kg urê/sào bằng cách rắc vào hố cách gốc 20cm rồi lấp kín.
- Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 dương lịch sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 5 – 6 tấn/ha và 250 – 300kg NPK 20.20.15 + 100kg Clorua kali. Bón thúc vào hố cách gốc 20 – 30cm, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.
Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm hàm lượng vi lượng cho cây.
3.5. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý đồng ruộng
+ Tỉa cành:
- Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9.
- Mỗi gốc chỉ để 1 – 2 cành to, tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính và củ đinh lăng.
Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào tháng 8 – 9 dương lịch, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.
+ Quản lý đồng ruộng: Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và xử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.
3.6. Phòng trừ sâu bệnh
Đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây.
Lưu ý: Đây là cây trồng làm thuốc nên chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun cho cây mà không dùng các loại thuốc trừ sâu độc hại.
4. Kỹ thuật thu hoạch, chế biến, bảo quản
4.1. Thu hoạch chế biến sau thu hoạch
Lá: khi chăm sóc cần tỉa bớt lá chỗ quá dày, khi thu vỏ rễ, vỏ thân thì thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can). Cuối cùng sấy cho thật khô.
- Vỏ rễ, vỏ thân: có thể thu hoạch vào cuối tháng 8 – 9 dương lịch của năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ, vỏ thân cao nhất). Rễ và thân cây rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không bóc vỏ. Loại đường kính dưới 5mm để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn là được.
Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3 – 0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô.
Phân loại:
- Loại I: vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên.
- Loại II: vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm).
- Loại III: các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm.
4.2. Bảo quản và vận chuyển
Bao bì đóng gói 2 lớp: Đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu tránh không khí xâm nhập làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Đóng ngoài là bao gai bền có ghi đầy đủ ký hiệu lô, ngày và nơi sản xuất.
Bảo quản: nơi khô, sạch, chú ý phòng ẩm và mối mọt dễ phát sinh.
Kho bảo quản: ở nơi cao ráo, thoáng mát có cửa thông thoáng, trang bị kệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20 – 30cm để tránh ẩm và mối mọt.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

0 nhận xét to “Cây Đinh Lăng”

Đăng nhận xét

 

Copyright © Phạm Trọng Thái * Powered by Phạm Trọng Thái