Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Cây Hoàn Ngọc

,
Đông dược Phú Hà Vào những năm 1990, trong dân gian có lẽ chưa có một cây thuốc nào mà lại được người dân cho là một loại “thần dược” chữa được bách bệnh như cây Hoàn ngọc. Chỗ nào người ta cũng nói đến Hoàn ngọc, bệnh gì người ta cũng chữa bằng Hoàn ngọc và nhà nào cũng trồng Hoàn ngọc. Lời đồn đại cho rằng sở dĩ cây có tên là "Hoàn ngọc" vì có một chú bé chơi đùa bị chúng bạn đá vào vùng "của quý", hòn "Ngọc hành" bị biến mất, sau nhờ dùng cây thuốc "Con khỉ" mà Ngọc hành lại trở về như cũ. Từ đó, cây Con khỉ được mang tên mới: Cây Hoàn ngọc.

1. Đại cương 

- Tên gọiCây Hoàn ngọc còn có tên là cây “Xuân hoa”, cây “Nhật nguyệt”, cây “Tu lình”, cây "Con khỉ", cây  “Thần dưỡng sinh”, cây “Trạc mã”, cây “Thần tượng linh”, cây “Mặt quỷ” và nhiều tên khác nữa, có tên khoa học là Pseuderanthemum (Nees) Radlk., thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae). 

Mô tả: Đây là loại cây bụi, sống nhiều năm, cao 1-2 m, thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 12 – 17cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, thành xim dài 10 – 16cm; hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím, đài 5 lá rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài; bao phấn màu tím, bầu thượng, nhẵn, 2 ô. Quả nang, chứa 4 hạt.


- Thành phần hóa học: Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của nhóm tác giả Đỗ Huy Bích... Trần Toàn - Viện Dược liệu, do NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành năm 2006 thì, cây Hoàn ngọc chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ, 7 chất đã được phân lập, trong đó 4 chất là Phytol, β-sitosterol, hỗn hợp đồng phân Epimer của Stigmasterol và Poriferasterol. Lá tươi chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g, protein hòa tan 25,5mg/g, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các chất: Ca 875,5mg%, Mg 837,6mg%, K 587,5mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, Cu 0,43mg%, Mn 0,34mg%, Ni 0,19mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70oC.

- Tác dụng dược lý: Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cây Hoàn ngọc có các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; có hoạt tính thủy phân protein (nên trong lâm sàng đắp lá tươi Hoàn ngọc làm tiêu mủ và làm tan sẹo lồi); tác dụng ức chế Monoaminoacydase (MAO) và tác dụng bảo vệ gan. Cây không có độc tính.

2. Bộ phận dùng 

- Lá cây: Dùng tươi (thông dụng nhất) hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
- Vỏ thân, vỏ rễ, cành cây.
- Toàn cây tươi giã nát hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
- Rễ cây: thường phải là cây có từ 7 năm tuổi trở lên mới tốt.

3. Công dụng và liều dùng: 

Cây Hoàn ngọc không độc, có thể uống trong hay đắp ngoài, dùng tươi hay dùng khô đều được, nhưng dùng tươi tác dụng tốt hơn. Nếu dùng tươi phải nhai chậm để thuốc kết hợp với nước bọt mới phát huy tối đa tác dụng của thuốc.

3.1. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, cây Hoàn ngọc dùng để chữa các bệnh sau đây:

Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, trĩ nội...: Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, ngày 2-3 lần, dùng liền 5 – 7 ngày.

Cầm máu: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương chảy máu, làm tan máu tụ do chấn thương, trĩ nội, trĩ ngoại ra máu, ho ra máu... Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, hay sắc 10g lá khô, uống như nước chè, dùng liền 5 – 7 ngày.

Chữa lở loét: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo vết thương, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vết thương sẽ làm tiêu mủ, giảm sưng, vết thương mau liền, chóng lên sẹo.

Chữa sẹo lồi, mụn lồi: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo nhu cầu, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vùng sẹo, mụn lồi, sẽ làm tam sẹo, mụn lồi. Đắp đến khi mặt da phằng thì ngừng thuốc.

3.2. Theo kinh nghiệm dân gian.

Tài liệu nói về cây Hoàn ngọc lưu truyền trong dân gian rất nhiều, nhưng có một bài được cho là của GS Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne cung cấp. Đó là một bài viết khá đầy đủ, giọng văn vừa trí tuệ với tầm hiểu sâu, biết rộng, vừa khiêm tốn,  rất giống với văn phong của GS Phạm Khuê. Chỉ tiếc là nay GS Phạm Khuê đã "đi xa" nên chúng tôi không có điều kiện xác minh. Nhưng thiết tưởng, cây Hoàn ngọc không có độc, mà kinh nghiệm dân gian thì rất phong phú, nhiều bài thuốc hay, cây thuốc rất tốt nhưng các nhà khoa học chưa có điều kiện nghiên cứu, thẩm định. Riêng cây Hoàn ngọc này đã nhiều người dùng đều thấy có kết quả, nhất là dùng cho những người mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc loại nan y như ung thư, HIV/AIDS... thì nên áp dụng theo cách mà GS Phạm Khuê chỉ dẫn và ông Nguyễn Văn Cứng đã cung cấp. Đặc biệt đối với người nghèo, bệnh trọng. Kính mong quý vị tham khảo, nếu có điều kiện thì áp dụng hoặc mách cho bạn bè, người thân áp dụng, vì với những bài thuốc rẻ tiền, công hiệu thì càng nhiều người biết, áp dụng, chữa khỏi bệnh, càng tốt.

Dưới đây là toàn văn bài viết của GS Phạm Khuê do ông Nguyễn Văn Cứng cung cấp.

BS Nguyễn Đức Kiệt

CÂY HOÀN NGỌC HAY CÂY NHẬT - NGUYỆT

(Bản Việt ngữ của GS Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne gởi tặng)

Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5oC hạ xuống còn 37o, cơn đau bớt hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.

Biểu hiện công hiệu của thuốc như sau: Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị. Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh. Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là cây “Hoàn ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu nhau.

Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị chỗ đó.

Công dụng và cách dùng:

- Dùng lá tươi ăn ngay hoặc xay lấy nước uống, hay nấu chín lá ăn như canh.

- Tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá. Lá tươi không có mùi vị, dễ ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không quá 10 lá. Vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi. Dùng chữa các bệnh chủ yếu sau đây:

1. Khôi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, mệt mỏi toàn than…  ngày ăn 2 lần, mỗi lần 3-7 lá x 10 – 15 ngày.

2. Cảm cúm, sốt cao: Ăn 8 lá, cách nhau 1 giờ, sau 3 lần sẽ hạ sốt, hết đau đầu.

3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.

4. Khi bị nhiều bệnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận, tràn dịch màng phổi… đều dùng tốt.

5. Tiêu chảy, tả, lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.

5. Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội: ăn 2 lần/ngày, mỗi lần ≈ 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi. Chảy máu đường ruột: nhai tươi hoặc giã lấy nước đặc uống, 7–10 lá, ≈ 1-2 lần là khỏi. Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.

6. Ðau gan, viêm gan, xơ gan: Ngày 2-3 lần, mỗi lần 7 lá, dùng ≈ 150 lá.

7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức: Ăn từ 14-21 lá hoặc giã uống nước, ăn 150 lá đến 200 lá khỏi hẳn.

8. Ðau thận thường xuyên, đau bên trong không rõ nguyên nhân: ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá, dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau.

9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu: đắp 3 lá vào mắt sau một đêm là khỏi.

10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con ăn lá không ảnh hưởng gì đến sữa.

11. Người có bệnh huyết áp (cao hoặc thấp), rối loạn thần kinh thực vật ăn lá thuốc đều có hiệu quả, đều khỏi.

12. Chữa bệnh cho gia súc, gia cầm: Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Chó Nhật đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngay. Gà chọi sau khi chọi cho ăn 1-3 lá nó hồi phục sức gấp 3 lần.

Theo tôi dùng chữ “Thần dược” với cây thuốc nầy cũng không quá. Là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi “Tại sao?” để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu chỉnh làm cơ thể ổn định? Có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo nên những hiệu quả như vậy. Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng. Có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được. Phải chăng theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại cơ thể để khắc phục bệnh tật do tự tác dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây còn có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy. Từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa rất nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của từng người.

Về hình thức cây thuốc: 

Ðây là loại cây lá dài nhọn, mặt sau hơi nhạt, hình lá tương tự màu cây, cây cứng không có hoa, cây có lá mọc đối xứng, kẻ lá chồi cành cây chúc ngược lên, lá nó không bền mà chỉ vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống khỏe như cành mọc thẳng, nhân giống chủ yếu bằng ngọn cây cắm xuống đất. Làm thuốc là để tự cứu lấy mình và cứu người khi có điều kiện. Ðây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi không dám phổ biến sợ người hiểu biết hơn cho là hồ đồ. Song nếu các bạn thu kết quả gì đó thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác khi thu được kinh nghiệm thì nên trao đổi.

GS Phạm Khuê
Read more ►

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

CÂY XẠ ĐEN

,

  Công dụng của cây xạ đen đã được chứng minh trong việc hỗ trợ và điều trị ung thư và các bệnh khác.
xạ đen 2

1. Tìm hiểu về cây xạ đen và công dụng của cây xạ đen:

  • Cây xạ đen là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên trong các khu rừng của nước ta. Công dụng cây xạ đen không chỉ về mặt y học, cây xạ đen còn có giá trị về mặt kinh tế, và đây cũng là cây trồng “xóa đói giảm nghèo” ở một số huyện của tỉnh Hòa Bình.
  • Cây xạ đen là một loại dược liệu được dân tộc Mường Hoà Bình sử dụng rất lâu trong Dân gian để làm thuốc. Trong các tài liệu và các câu chuyện các cụ đi trước kể lại thì : Cây xạ đen được xếp vào một trong những loại thuốc quý nhất, ngày trước khi đi rừng các cụ thường có mang theo 1 nắm cây Xạ đen để phòng trường hợp bị thương sẽ dùng xạ đen để điều trị vết thương và cầm máu. Trong cuộc sống thì công dụng của cây xạ đen là một cây thuốc trị các khối u, mụn nhọt, chữa trứng mất ngủ và viêm nhiễm.
  • Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsu benth, Hay còn được gọi là cây bách giải, cây đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối, quả nâu,(xạ đen cuống, tiếng Mờng gọi là xạ cái) thuộc loại dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân cây dạng dây dài 3- 10m . Cành tròn, lúc non có màu sám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, về sau có màu xanh. Lá không có lông, Phiến lá bầu dục xoắn ngược gân phụ 7 cặp, bìa có răng thấp, hoa chùm ở ngọn hay các nách lá, dài 5- 10cm, cuống hoa 2- 4 mm, cánh hoa trắng, hoa ra vào tháng 3 đến tháng 5 và quả ra vào tháng 8 đến tháng 12, quả nang hình trứng, quả non có màu xanh còn chín có màu vàng.Cây phát triển ở vùng đồi gò phía Bắc  mọc tự nhiên trong rừng và rất dễ trồng và nhân giống.
2. Các công dụng của cây xạ đen:
2.1. Công dụng cây xạ đen Theo Đông y:
+ Cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có công dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Có tác dụng thông kinh lợi niệu. Cây dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, bệnh lậu.
+ Vì trong xạ đen có chứa các chất Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung th), Saponin Triterbenoid (tác dụng chống nhiễm khuẩn), Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu). Tài liệu nghiên cứu mới nhất của viện Quân Y103 công nhận công dụng cây xạ đen trong chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể ngời bệnh
Ngày nay qua nhiều nghiên cứu cho thấy trong Cây xạ đen Hòa Bình có các hoạt chất chống UNG THƯ rất hiệu quả, các hoạt chất chống ung thư của xạ đen được coi là mạnh nhất trong các loại dược liệu có hoạt chất chống ung thư. Ngoài ra công dụng của cây Xạ đen Hòa Bình còn có một số tác dụng quý khác như:
  • An thần (trị bệnh mất ngủ).
  • Cây xạ đen trị cao huyết áp.
  • Men gan cao, sơ gan, viêm gan.
  • Trị các bệnh viêm nhiễm.
  • Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tiêu hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, hành thủy, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
+ Nhiều bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa nói chung (viêm loét dạ dày, tá tràng; ung thư dạ dày mới phát hiện; viêm gan mạn tính; xơ gan đơn thuần hoặc ung thư gan giai đoạn đầu; sau mổ sỏi túi mật; viêm đại tràng mạn tính; rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, táo bón…) đã uống nước sắc từ cây xạ đen, một số người dùng thấy có kết quả phần nào
xạ đen 3
2.2 Công dụng của cây xạ đen theo các nghiên cứu về tây y:
+ Viện Quân y 103 do GS. Lê Thế Trung và các bác sĩ của Học viện Quân y đã đi tiên phong trong nghiên cứu, tìm hiểu về cây xạ đen. Từ năm 1987 đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung – Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) đã phát hiện cây xạ đen trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian. Sau 12 năm nghiên cứu, hiện Học Viện Quân Y đã chiết suất được từ loài cây này một loại tinh thể có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
+ Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư, các bác sĩ đã phát hiện công dụng của cây xạ đen trong việc hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất lấy từ cây trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
+ Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có công dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư.
+  Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo cho các người bệnh ung thư rằng, với tác dụng ức chế sự phát triển của khối u ác tính, cây xạ đen, với tư cách là một thực phẩm chức năng, chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư, hoàn toàn không phải là thuốc chữa khỏi căn bệnh này. Tất cả các báo cáo khoa học đều khẳng định, cây xạ đen chỉ có công dụng làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tiến triển của tế bào ung thư, không phải là thuốc có thể chữa khỏi ung thư. Sự thần kỳ của cây xạ đen chính là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.
xạ đen 2

3. CÁCH SỬ DỤNG ĐỂ ĐẢM BẢO CÔNG DỤNG CỦA CÂY XẠ ĐEN.

Cây xạ đen được sắc uống như các loại thuốc lá thông thường . dùng được cả Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống. Có thể uống thay nước lọc hàng ngày.
–  Với THÂN xạ đen lấy khoảng 80g xạ đen rửa sạch cho vào ấm 2,5 lít nước đun sôi khoảng 25 đến 30 phút chắt lấy nước uống hàng ngày.Tiếp tục cho nước đun đến nhạt thì thôi.
–  Lá xạ đen: dùng 50g rửa sạch cho vào ấm 1,5 lít nước đun sôi khoảng 10 đến 15 phút chắt lấy nước uống hàng ngày. Hoặc lấy 50 gam lá xạ đen rửa sạch cho vào tách đổ nước sôi vào, ủ trong giành tích 30 phút rồi chắt nước ra uống như Trà tươi .
– Nên kết hợp Thân và lá Xạ đen Trong quá trình sắc cây thuốc để phát huy tốt công dụng của cây xạ đen ( Liều lượng  phối hợp: 50 gam Thân xạ đen + 25 gam Lá xạ đen + 2 lít nước).
Read more ►

CÂY SÂM ĐẤT - CÂY TRÁI NỔ

,

Những tác dụng cây quả nổ ( sâm đất ) khiến bạn không khỏi bất ngờ

Cây Quả nổ, còn gọi cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách; Tử lị hoa (Trung Quốc); Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo. Tên khoa học Ruellia tuberosa L., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae ).
400_1_qua_no
Hãy cùng khám phá những tác dụng của cây quả nổ ( sâm đất ) khiến bạn không khỏi bất ngờ nhé !
Tại Việt Nam
– Vỏ thân, vỏ rễ thái nhỏ để tươi hoặc nấu lấy nước duốc cá.
– Chữa sốt nóng, khát nước: Vỏ rễ 6g, sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày.
– Chữa chứng hay chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, run chân tay: rễ cây Nổ với Dây đau xương lượng bằng nhau (8g), sắc uống.
 Chữa vết thương ghẻ lở nhiễm khuẩn tụ cầu gây mủ, làm chóng liền sẹo. Gỗ thân cây Nổ đốt thành than tán, bột rắc lên vết thương. Có nơi dùng cho người bị bệnh phong (hủi).
– Chữa tiểu đường (type 2, không phụ thuộc insulin): toàn cây tươi 75 g (khô 25 g) sắc uống/ngày, trong nhiều ngày.
– Chữa cao huyết áp: 12 hoa (tươi hoặc khô), lượng nước vừa đủ, sắc uống.
– Viêm nhiễm đường tiết niệu, thận: toàn cây tươi 75 – 112 g (dược liệu khô 25 – 38 g) sắc lấy nước để riêng. Và tán bột thêm 20 g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.
– Chữa đau răng viêm lợi: Rễ cây Nổ sắc nước đặc, ngậm rồi nhổ đi, không nuốt.
Thực tế ở Việt Nam, cây Bỏng nổ chủ yếu dùng theo kinh nghiệm dân gian như nấu nước lá, cành và rễ để tắm cho người ghẻ lở, thậm chí người bị hủi. Rễ thái mỏng phơi hay sấy khô hoặc sao vàng sắc uống chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy.
– Dịch chiết cành và lá cây Bỏng nổ có tác dụng trừ sâu, sát trùng vết thương khi phối hợp với thuốc lá.Liều thường dùng theo kinh nghiệm dân gian là 6 – 12g vỏ rễ.
Theo tài liệu Australia Medicine plants,  thổ dân Châu úc uống dịch sắc lá non để chữa đau bụng. Dịch chiết dùng ngoài để chữa ngứa, mụn nhọt, phát ban, mẩn đỏ, thuỷ đậu, vết thương ngoài da.
cay-no
Tại nước ngoài
Theo tài liệu  ấn Độ, lá và dịch chiết lá làm thành bột nhão với thuốc lá để diệt ấu trùng giun sán. Dịch chiết lá cũng được sử dụng để nhuận tràng, hạ nhiệt khi sốt và rửa vết thương.
Tanin trong vỏ  dùng để thuộc da và nhuộm thảm đen. Vỏ cây và rễ  có tác dụng cầm máu. Rễ có tác dụng tẩy xổ. Trong rễ có hoạt chất làm giảm đau và kích thích tình dục. Quả chín có thể ăn được.
Ở Liên Xô cũ, đã tiến hành thí nghiệm và chỉ ra chế phẩm alcaloit securinin có thể thay thế chế phẩm strychnin và hạt Mã tiền do nó kích thích thần kinh tương tự như strychnin nhưng ít độc hơn.
Nhờ đó, alcaloit này có thể điều trị bệnh liệt ở thể không hoàn toàn mà nguyên nhân là do  nhiễm khuẩn hay rối loạn tâm thần.ở ấn Độ, đã tiến hành thí nghiệm với chuột có hàm lượng lipit trong máu cao được uống bergenin trong 21 ngày. Kết quả cho thấy hàm lượng cholesterol và triglycerit trong huyết thanh giảm. Như vậy, thí nghiệm chỉ ra rằng bergenin có thể làm giảm khả năng xơ vữa động mạch. 

Read more ►

CÂY RAU BỢ 4 LÁ

,

Cây cỏ Bợ hay còn gọi với tên khác là rau Bợ, tứ diệp thảo… có tên khoa học là Marsilea quadrifolia L thuộc họ Tần Marsileaceae, bộ Dương xỉ Hydropterides. Người ta thường lầm cây cỏ Bợ với cây me chua đất hoa vàng có ba lá.

Cây cỏ Bợ là một loài cỏ mọc hoang khắp nơi tại Việt Nam, cây cỏ Bợ thường mọc cạnh ao đầm ẩm thấp, đây là cây cỏ được dân gian thu hái như một loại rau sạch dùng ăn sống.

1.Mô tả cây cỏ bợ bốn lá

rau bợCây có thân rễ bò mảng, thân mang từng nhóm 2 lá một, cuống lá dài 5-15 cm, mỗi lá có 4 lá chét xếp thành hình chử thập nên còn có tên là cỏ bốn lá, vào ban đêm lá cỏ Bợ thường rủ xuống.
Từ mỗi gốc nhóm lá có chùm rễ phụ, Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2-3 cái một ở gốc các cuống lá; các bào tử quả này có lông dày, mùa sinh sản tháng 5-6, cỏ Bợ sinh sản bằng bào tử hay sinh sản vô tính.
Ở những vùng đồng ruộng thì cỏ Bợ mọc thành từng đám nhanh lan rộng có thể lấn át sinh trưởng của cây lúa nên nông dân xem cỏ Bợ như một loài cỏ gây hại cần diệt trừ.

2. Thành phần hóa học của cây cỏ Bợ bốn lá

Theo y học cổ truyền thì người ta đã biết trong Cỏ bợ có nước 84,2%, protid 4,6%, glucid 1,6%, caroten 0,72%, vitamin C 76mg%. Cỏ bợ còn chứa cyclaudenol, toàn thân cây cỏ Bợ được thu hái dùng làm thuốc, có thể dùng ở dạng cây tươi hay phơi khô.
Cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trị mất ngủ.

3. Vị thuốc và công dụng chữa bệnh của cây cỏ Bợ bốn lá

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép.
Hái cây cỏ về sao vàng hay phơi khô xong sắc cho đặc nước rồi uống chữa rắn độc cắn.Bã thì đắp chổ sưng đau, tắc tia sữa của phụ nử.Liều dùng hàng ngày là 20-30 gam.
Một số bài thuốc từ cây cỏ Bợ bốn lá của báo sức khỏe và đời sống:
-         Bài thuốc 1:
Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan…
-         Bài thuốc 2:
Cỏ bợ 30g, thiên hoa phấn 10g, hoài sơn 50g. Cỏ bợ và thiên hoa phấn sắc kỹ lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, lợi vị, kích thích tuyến tuỵ tiết insulin, ức chế hấp thu đường của tế bào, đồng thời làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường. Thích hợp cho những người rối loạn chuyển hoá đường, tiểu đường, ăn uống kém…
-         Bài thuốc 3:
 Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 – 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém …
-         Bài thuốc 4:
 Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích hợp cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mề đay, rôm sảy…
-         Bài thuốc 5: 
Cỏ bợ  50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích hợp cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát… Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.
-         Bài thuốc 6:
Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng  nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại…
-         Bài thuốc 7:
Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể…
Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.
Read more ►

GIẢO CỔ LAM

,

Giảo Cổ Lam: Thảo dược quý cho con người

Thuốc giảo cổ lam còn có các tên gọi khác là cây thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, cây trường sinh. Cây có hình thanh mảnh, leo lên nhờ các tua cuốn dạng đơn ở nách lá. Người dân tỉnh Quý Châu thường có tuổi thọ trên 100, họ thường xuyên uống loại trà giảo cổ lam này. Người xa xưa, coi giảo cổ lam như phương thuốc trường sinh, giúp tăng cường sức khỏe.
1. Công dụng của cây thuốc giảo cổ lam
– Cây thuốc giảo cổ lam có tác dụng trong việc giảm mỡ máu, người thường xuyên uống nước từ cây này có thể ức chế tăng 71% lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh biến trứng tim mạch, xơ vỡ mạch máu, làm tam máu đông, chống huyết khối, giúp máu lên não lưu thông nhanh.
– Uống nước từ cây thuốc giảo cổ lam hàng ngày để giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa, và có giấc ngủ sâu.
– Bảo vệ tế bào gan, tăng tiết mật: tăng cường chức năng giải độc cho gan
– Cây thuốc giảo cổ lam giúp hạ và ổn định đường huyết: do cơ chế tăng tiết, tăng độ nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, bạm sẽ bị hạ đường huyết đôt ngột khi cơ thể mất khả năng điều tiết insulin khiến đường bị tiêu hủy quá mức cho phép.
– Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
giao co lam Giảo Cổ Lam: Thảo dược quý cho con người
2. Cách dùng
– Cây thuốc giảo cổ lam có thể dùng dạng bào chế viên (4 – 10g) hoặc sắc lên uống thay trà.
– Uống giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều vì sẽ làm bạn tỉnh táo, khó ngủ. Nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ số saponin của giảo cổ lam cao hơn 3 – 4 lần nhân sâm. Vì vậy, khi sử dụng nhiều giảo cổ lam có thể gây ngộ độc như ngộ độc nhân sâm.
– Với những người hay bị hạ đường huyết chỉ uống giảo cổ lam vào lúc đã ăn no.
– Khi uống giảo cổ lam xong cơ thể sẽ có cảm giác tăng huyết áp nhẹ, miệng khô, khát nước… do thành phần hóa học trong cây làm tăng chuyển hóa cơ thể. Nên uống thêm nước lọc để điều tiết lại nhiệt độ cơ thể.
Giảo Cổ Lam: Thảo dược quý cho con người
Giảo Cổ Lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây thuốc Trường sinh. Ở Hồng Kông gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam. Các nhà khoa học Hồng Kông, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Tên khoa học đầy đủ của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bí Cucurbitaceae.
Vậy mà mới đây các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện Giảo Cổ Lam ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai).
Các nhà khoa học tìm được trong Giảo Cổ Lam chất Saponin rất giống Nhân sâm và có tới hơn 80 loại (Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại).
Giảo Cổ Lam có những tác dụng chính như sau:
– Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.
– Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
– Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
– Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
– Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.
– Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.
Những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Hồng Kông thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi.
Giảo Cổ Lam có khả năng tái sinh thấp do thường xuyên bị những động vật như dê núi, nai, hoẵng ăn.
Vì những lợi ích to lớn cho sức khỏe, nên ở Hồng Kông và Nhật Bản, Giảo Cổ Lam được bán rất đắt (khoảng 100USD/kg), mức giá này khiến cho việc nhập khẩu dược liệu quý này vào Việt Nam rất hạn chế.
Tuy nhiên, vào năm 1997, các GS.TS thuộc trường ĐH Dược Hà Nội tình cờ phát hiện cây này trên núi Phanxipang và được GS.NGND Vũ Văn Chuyên xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum.
Qua nghiên cứu cho thấy, Giảo Cổ Lam Việt Nam có chất lượng tương đương với Giảo Cổ Lam của Nhật Bản và Hồng Kông. Như vậy chúng ta có thể hy vọng trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm từ cây Giảo Cổ Lam để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Read more ►

Sâm ba kích

,
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền
- Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
- Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
- Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
- An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong  ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
- Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
- Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
- Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
-  Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu). 

Tính vị: Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên).
+ Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường cân cốt, khứ phong thấp.
Bổ thận âm, khứ phong thấp (Trung dược ®ại từ ®iển), an ngũ tạng, bổ trung, ích khí, tăng chí, (Bản kinh), bổ huyết hải (Bản thảo cương mục), an ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong (Nhật Hoa Tử bản thảo), hóa đờm (Bản thảo cầu nguyên), cường âm, hạ khí (Dược tính luận).

Tác dụng dược lý theo y học hiện đại:
1. Tăng sức dẻo dai: Trên thực nghiệm Ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm.

2. Tăng sức đề kháng: Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại.
Đối với người già hoặc những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày cho thấy có hiệu quả.

3. Chống viêm: Các kết quả nghiên cứu ở chuột cống trắng đã cho thấy Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt.

4. Đối với hệ thống nội tiết: Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen.

Đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp (đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu, ít). Ba kích còn có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dù nó không làm tăng nhu cầu sinh lý, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý cũng như điều trị vô sinh cho nam giới có biểu hiện vô sinh tương đối và suy nhược cơ thể. Đối với các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba kích chưa thấy có kết quả.
Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não,  giúp ngủ ngon.

5. Nước sắc Ba kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo, ngoài ra  còn có tác dụng làm hạ huyết áp.

7. Không có tính độc, LD50 của Ba kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường miệng là 193g/kg.

TRỒNG SÂM BA KÍCH

Tạo cây từ hạt:
Thu hái từ cây mẹ 3 tuổi trở lên, chọn hái những quả chín đỏ. Uã vài ba ngày cho quả chín nhũn đem chà xát và rửa sạch, đãi lấy hạt rồi hong phơi cho khô. Gieo hạt trên khay cát hoặc trên luống theo rạch cách nhau 15 cm, sâu 5 cm lấp đất kín hạt, phủ rơm rạ, tưới nước đủ ẩm, chăm sóc cẩn thận đến khi hạt mọc đều thì nhổ cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu có thành phần 78% đất mặt tốt với 20% phân chuồng hoai và 2% supe lân theo khối lượng.

Tạo cây con từ hom thân:
Hom thân lấy từ gốc lên đến hết phần bánh tẻ cây mẹ 3 tuổi trở lên. Cắt thân thành nhiều đoạn hom, mỗi hom dài 25 - 35 cm, to trên 3 mm, có từ 1 - 3 lóng gồm 2 - 4 mắt, cắt bỏ hết lá, cắt hom đến đâu đem giâm đến đó. Giâm hom lên luống đã chuẩn bị theo rạch sâu 10 cm, rạch nọ cách rạch kia 30 cm.
Cắm ràng hoặc che phên và tưới đủ ẩm cho cây, sau 20 - 25 ngày hom ra rễ ở phía dưới và nảy chồi ở các đốt phía trên.

01
Hoa quả Ba kích

Cách trồng, chăm sóc.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân hoặc vụ thu. Chọn ngày râm mát hoặc có mưa.
- Phương thức trồng: Có thể trồng dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng. Trồng nơi có cây che bóng, phụ trợ trên đất sau nương rẫy còn tốt, trồng dưới tán cây ăn quả trong các vườn nhà.
- Mật độ: 5.000 cây/ha, cự ly 2 x 2 m.
- Xử lý thực bì: Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1 m, chú ý chừa cây để làm giá đỡ cho cây leo.
- Làm đất: Hố đào kích cỡ 40 x 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 x 50 cm, bón lót 5 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg supe lân cho mỗi hố.
- Cách trồng: Mỗi hố đặt cây, lấp đất đầy, giậm chặt tiếp tục lấp cao hơn miệng hố 4 - 5 cm. Nơi không có cây tự nhiên phải cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1 -1,5 m làm giá đỡ cho cây leo.
- Chăm sóc: Hai năm đầu, mỗi năm 2 - 3 lần phát cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,8 m. Từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm 1 - 2 lần tiếp tục phát bỏ cây cỏ xâm lấn và vun xới gốc, kết hợp bón phân chuồng hoặc NPK. Chú ý điều chỉnh giữa độ tàn che khoảng 0,4 - 0,5.
- Thu hoạch và chế biến: Thu hoạch khi củ có tuổi từ 5 năm trở lên, có màu tím. Thời gian thu hoạch tốt nhất vào tháng 12 và tháng 1. Khi thu hoạch cần kết hợp lấy thân để làm hom giống. Củ đào về rửa sạch đem phơi khô và sấy cho thật khô. Sau đó phân thành 3 loại theo tiêu chuẩn thương phẩm trước khi phơi sấy:
A: Củ có đường kính từ 1,2 cm trở lên.
B: Củ có đường kính từ 0,8 - 1,1 cm.
C: Củ có đường kính bé hơn 0,8 cm.
Củ loại A và B dùng để xuất khẩu có giá trị cao nhất.
Read more ►

Cây lá cách, vọng cách

,

Cây vọng cách còn có tên cách núi, cây cách, có tên khoa học là Premna  corymbosa  Rottl. Ex Willd., họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), là cây vừa làm cảnh, vừa làm rau gia vị, vừa làm thuốc.

Đọt non cây vọng cách là một loại rau ghém có vị lạ
Đọt non cây vọng cách là một loại rau ghém có vị lạ
Rau vọng cách là thứ lá quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình nhà nông ở nước ta, đặc biệt trong các bữa cơm có đồ ăn sống như gỏi cá, tôm, bánh xèo…với  mùi hăng rất lạ nhưng khi kết hợp với món ăn lại tạo ra hương vị rất đặc trưng.
Vì dáng cây, đặc biệt là dáng cành của cây vọng cách rất đẹp, dễ tạo dáng uốn lượn, lá cây vọng cách hầu như xanh quanh năm, màu sắc và dáng của ngù hoa đã tạo ra một loại cây cảnh sáng giá, được nhiều người ưa chuộng.

Cây vọng cách trong tạo tác Bonsai
Cây vọng cách thuộc loại cây gỗ nhỏ, chỉ cao khoảng 2 – 7m. Cành non vuông, đôi khi có gai hoặc lông mịn. Cành già nhẵn, màu hơi nâu, có rãnh, có lỗ bì. Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 14 -16cm, rộng 10 – 12cm, đáy tròn hay hơi hình tim, mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn trên các gân, mép lá nguyên hoặc hơi khía răng ở phía đầu lá. Khi vò, lá có mùi hăng hắc đặc biệt. Cụm hoa cây vọng cách mọc ở đầu cành thành ngù dài 12 – 20cm, có lông mịn, hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Tràng có lông ở mặt ngoài, ống hình trụ. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín có màu đen. Ở nước ta, Cây vọng cách có ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung du và  Tây Nguyên…; hiện được trồng nhiều ở Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình… Cây vọng cách có tới 15 loài, trong đó có 4 – 5 loài được dùng làm thuốc, thu hái lá quanh năm, tốt nhất là vào vụ xuân – hè, phơi khô, bảo quản để dùng dần.
Theo y học cổ truyền,  lá cây vọng cách có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can sáng mắt, tiêu độc, bổ can, tỳ, thông kinh, hoạt lạc, tán kết ứ, giảm sốt, lợi sữa, lợi tiểu, lợi tiêu hóa.
Không chỉ quen thuộc trong các bữa ăn, lá cây vọng cách có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh về gan và đường tiêu hóa do bia rượu. Theo kinh nghiệm dân gian khi ăn đồ sống, hay uống bia rượu nhiều mà ăn cùng với lá Vọng cách thì hạn chế được các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh về gan mật.
Lá cây vọng cách còn được người dân ở vùng Nam Định dùng để chữa lỵ, tiểu tiện khó, tiêu hóa kém, viêm gan. Rễ dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, sốt, chữa bệnh về gan, tiểu đường… Ở Indonesia, người ta cũng sắc lá vọng cách làm thuốc lợi sữa và chữa thấp khớp. Ở Malaysia, nước sắc lá và rễ dùng hạ sốt. Ở Ấn Độ, rễ vọng cách được dùng để nhuận tràng, lợi dạ dày, trợ tim, nước sắc cây non trị thấp khớp, đau dây thần kinh…
Sau đây là một số cách dùng cây vọng cách làm thuốc:
- Dùng lá bánh tẻ làm gia vị, ăn cùng với nem, chạo,… để tạo cảm giác vừa đắng nhẹ vừa thơm ngon, lại có tác dụng đề phòng đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy.
- Đau bụng lỵ, đau quặn bụng, nhất là khi đại tiện: lấy 40g lá tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống ngày 2 lần, trước bữa ăn khoảng 1 giờ. Uống hằng ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Cũng có thể lấy lá khô (20-30g), 20g cỏ sữa, sắc uống hằng ngày. Trẻ em, tùy tuổi giảm lượng, có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.
- Viêm gan vàng da: lá cây vọng cách 40g, nhân trần 50g, diệp hạ châu 20g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống vài tuần lễ, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Phụ nữ sau sinh, da bị vàng, kém ăn: lá vọng cách, nhân trần, lá cối xay mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Tắc tia sữa: lá cây vọng cách hoặc phối hợp với lá bồ công anh mỗi thứ 30 – 40g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Bã đắp ngoài, ngày 1 lần. Làm nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Sau khi sinh ít sữa hoặc các trường hợp tiểu tiện khó khăn: lá cây vọng cách 30g, sắc uống hoặc phối hợp với thông thảo 12g, sắc uống ngày 1 thang, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Read more ►

Cây Đinh Lăng

,

TÁC DỤNG KỲ DIỆU CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Lá Đinh Lăng Non
Theo Đông y:

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Theo các nhà dinh dưỡng:

 Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo kinh nghiệm dân gian:

Lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây.


Ngoài ra, người ta thường dùng đinh lăng lá nhỏ dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ, và làm thuốc tăng lực cho các đồ vật trong dịp hội hè.

Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo".

Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.

Ðể chữa sưng vú và làm thông tia sữa, cổ nhân thường dùng rễ đinh lăng 30-40g sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, uống nóng.

Ðể chữa chứng sốt lâu ngày kèm theo ho, nhức đầu, đau tức ngực, tiểu tiện vàng, khát nước: dùng rễ, cành, lá đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh, vỏ quýt 10g, lá tre tươi 20g, rễ lá cành sài hồ 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, chua me đất hoặc rau má tươi 30g, sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Ðể chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: dùng rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 50g sắc uống trong ngày.

Ðể chữa vết thương: dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch giã nát đắp vào nơi bị bệnh.

Theo nghiên cứu dược lý học hiện đại:

Tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Bột rễ đinh lăng lá nhỏ có chứa 20 acid amin, vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng, trong đó có một số acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được.

Về độc tính, người ta thấy đinh lăng lá nhỏ của ta ít độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococus.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy nước sắc hoặc bột rễ đinh lăng lá nhỏ có tác dụng bồi bổ, tăng lực, khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức.

Vì vậy, người ta đã dùng các chế phẩm từ đinh lăng lá nhỏ cho các vận động viên khi thi đấu, bộ đội hành quân đường dài. Các chế phẩm này cũng được dùng cho các nhà du hành vũ trụ để làm tăng sức chịu đựng và thể lực, nâng cao hiệu quả luyện tập trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược.

Bởi vậy, các nhà nghiên cứu Nga gọi các chế phẩm này là "Thuốc sinh thích nghi" (Adaptogen), đã được nước ta và Liên Xô cũ sử dụng trong chương trình vũ trụ Itercosmos.

Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam:

Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta, những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới. Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.

Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Viện Y học quân sự đã dùng viên bột rễ Đinh lăng cho bộ đội tập luyện hành quân. Kết quả cho thấy khả năng chịu đựng và sức dẻo dai của họ được tăng lên rõ rệt. Các nhà khoa học Việt Nam và Nga cũng nhận thấy rễ Đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập.


Công dụng của cây đinh lăng:

– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
vnm_2013_5445485
Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu
: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG

          Cây Đinh lăng:
          Tên khoa học: Polyscias Fruticosa (L.) Harms.
          Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
          Tên Việt Nam: Đinh lăng, cây gỏi cá, Nam dương lâm.
          1. Giới thiệu
          Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ dạng bụi, cao 1,0 – 2,0m; ngoài trồng để làm cây cảnh, cây Đinh lăng còn là một loài cây dược liệu quý có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho một số món ăn.
          Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có biên độ sinh  thái rộng, phân bố trên khắp các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 28oC (từ giữa mùa thu đến cuối xuân cây phát triển nhanh nhất); Đinh lăng lá nhỏ: Polyscias fruticosa (L.) Harms là loài đang sử dụng nhiều nhất. Đinh lăng lá nhỏ có hai loại chính:
          + Đinh lăng nếp: là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều av2 mềm, vỏ dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Chọn loại này để trồng khi chọn giống.
          + Đinh lăng tẻ: là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này giá trị kinh tế thấp không nên trồng.
          2. Kỹ thuật nhân giống
          Trên những cây đinh lăng sinh trưởng mạnh, 2 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh hại, chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 10 cm để làm hom giống. Thực hiện các bước sau:
          + Bước 1: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).
          + Bước 2: Hỗn hợp trong bầu đất gồm: tro trấu, phân chuồng hoai mục và đất với tỉ lệ 1:1:1.
          + Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.
          + Bước 4: Đặt hom vào bầu ươm, vùi đất 2/3 hom, ấn cho chặt đất tưới nước, chăm sóc.
          + Bước 5: Sau khi ghim hom khoảng 3 tháng cây ra rễ, có thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nước để giữ ẩm.
          3. Kỹ thuật trồng trọt
          3.1. Kỹ thuật làm đất
          3.1.a. Trồng theo hố: Làm đất phải cày bừa làm đất tơi, đào hố kích thước 20 x 20 x 20cm. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm.
          3.1.b. Trồng theo hàng: làm luống rộng 60cm, cao 25 – 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm.
          3.2. Thời vụ, mật độ (khoảng cách) trồng
          Thời vụ: có thể trồng quanh năm nếu chủ động nước, thường đầu mùa mưa trồng là tốt nhất.
          Khoảng cách trồng: 40 x 50cm hoặc 50 x 50 cm. Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha.
          3.3. Kỹ thuật trồng
          + Trồng bằng hom giống: Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20cm để làm hom giống, đặt hom giống nghiêng 45o theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.
          + Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu.
          Trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng xong, nếu đất khô phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
3.4. Kỹ thuật bón phân
Bón lót: mỗi hecta bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 400 – 500 kg phân NPK 20.20.15, bón toàn bộ lượng phân lót, sau khi trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố. Chuẩn bị trước khi trồng 10 – 15 ngày.
Bón thúc:
- Năm đầu vào tháng 6 – 7 dương lịch sau khi làm cỏ, bón thúc 10kg urê/sào bằng cách rắc vào hố cách gốc 20cm rồi lấp kín.
- Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 dương lịch sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 5 – 6 tấn/ha và 250 – 300kg NPK 20.20.15 + 100kg Clorua kali. Bón thúc vào hố cách gốc 20 – 30cm, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.
Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm hàm lượng vi lượng cho cây.
3.5. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý đồng ruộng
+ Tỉa cành:
- Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9.
- Mỗi gốc chỉ để 1 – 2 cành to, tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính và củ đinh lăng.
Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào tháng 8 – 9 dương lịch, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.
+ Quản lý đồng ruộng: Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và xử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.
3.6. Phòng trừ sâu bệnh
Đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây.
Lưu ý: Đây là cây trồng làm thuốc nên chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun cho cây mà không dùng các loại thuốc trừ sâu độc hại.
4. Kỹ thuật thu hoạch, chế biến, bảo quản
4.1. Thu hoạch chế biến sau thu hoạch
Lá: khi chăm sóc cần tỉa bớt lá chỗ quá dày, khi thu vỏ rễ, vỏ thân thì thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can). Cuối cùng sấy cho thật khô.
- Vỏ rễ, vỏ thân: có thể thu hoạch vào cuối tháng 8 – 9 dương lịch của năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ, vỏ thân cao nhất). Rễ và thân cây rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không bóc vỏ. Loại đường kính dưới 5mm để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn là được.
Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3 – 0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô.
Phân loại:
- Loại I: vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên.
- Loại II: vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm).
- Loại III: các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm.
4.2. Bảo quản và vận chuyển
Bao bì đóng gói 2 lớp: Đóng gói dược liệu bằng túi polyetylen dày khó rách, sau đó buộc chặt đầu tránh không khí xâm nhập làm ẩm, mất mùi thơm, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Đóng ngoài là bao gai bền có ghi đầy đủ ký hiệu lô, ngày và nơi sản xuất.
Bảo quản: nơi khô, sạch, chú ý phòng ẩm và mối mọt dễ phát sinh.
Kho bảo quản: ở nơi cao ráo, thoáng mát có cửa thông thoáng, trang bị kệ sắt để đặt sản phẩm, kệ cách tường kho và cách sàn kho 20 – 30cm để tránh ẩm và mối mọt.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Read more ►
 

Copyright © Phạm Trọng Thái * Powered by Phạm Trọng Thái