Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

CÂY SẢ

,

10 tác dụng kỳ diệu của cây sả

Sả không chỉ dùng để khiến món ăn thơm ngon mà còn rất nhiều lợi ích như giảm đau, tốt cho hệ thần kinh, giải độc hiệu quả...
Sa4-3484-1400126851.jpg
Sả là nguyên liệu không nên thiếu trong căn bếp nhà bạn. Ảnh: Candle.
1. Trị rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
2. Giảm đau
Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
3. Giảm huyết áp
Tinh chất có trong sả sẽ giúp giảm huyết áp một cách có hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.
4. Tốt cho hệ thần kinh
Sả rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh... Tinh dầu có trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
Sa1-1382-1400126851.jpg
Món thịt bọc sả vừa ngon, vừa thơm lại dễ làm. Ảnh: Cún Khang.
5. Giải độc hiệu quả
Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric. Chính vì thế, sả được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể.
6. Chống sốt
Bạn có thể sử dụng sả để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là một phương pháp đơn giản mà bạn không cần phải đến bác sỹ hoặc đi mua thuốc.
7. Giúp diệt nấm
Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Chính vì thế, sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.
8. Chống khuẩn
Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.
Sa3-8446-1400126851.jpg
Nước sả thơm, có thể uống thay trà, giúp ngăn ngừa ung thư. Ảnh: Bublews.
9. Ngăn ngừa ung thư
Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy sả có chứa beta-carotene - chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
10. Hỗ trợ tiêu hóa
Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.

9 tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả

(GDVN) - Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông khắp cả nước, trong các gia đình.
Công dụng của cây sả
1. Ngăn ngừa ung thư 
Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống  oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

2. Giúp tiêu hóa tốt 
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. 
Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers), thuộc họ lúa (Poaceae).
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

3. Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

4. Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh
Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).
5. Giải độc 
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. 
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

6. Có lợi cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...

7. Giảm huyết áp 
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

8. Giảm đau
Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.
Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. 
9. Làm đẹp da 
Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi. 
Một số bài thuốc từ cây sả
1. Giải cảm: Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) ... đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.
2. Chữa cảm cúm trúng hàn: Ngày dùng 15 đến 30 gam củ hoặc lá tươi để nấu nước xông. 
3. Trị nhức đầu: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông. Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).
4. Rễ sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt.

5. Trị mụn nhọt: Nấu nước lá sả tắm hàng ngày.
Read more ►

Cây Lá Lốt

,
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá lốt

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu Những phương pháp chữa bệnh độc đáo Những bí thuật chữa bệnh cổ truyền ít người biết Nội dung chi tiết Độ khó: Cực dễ Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng... Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt:
1 Kiết lỵ 
Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày. 
2 Tổ đỉa ở bàn tay
Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần, liên tục 5 - 7 ngày sẽ khỏi. 
3 Mồ hôi tay chân
Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt. 
4 Mụn nhọt
Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày. 
5 Đau nhức xương khớp
Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 - 10 lá lốt phơi khô hay 15 - 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần. 
6 Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư
Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm. 
7 Đau bụng do lạnh
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày. 
8 Đầu gối sưng đau
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Read more ►

CÂY NHA ĐAM - LÔ HỘI

,

Nha Đam Chữa Bệnh

(Tên khác: Cây dứa Tầu, Aloe vera, Hổ thiệt, Lô Hội , Long Tu...) trị được 96 bệnh, đặc biệt là các chứng ung thư


1/ CÂY ALOE VERA TRỊ UNG THƯ


Cây Nha Đam hay cây Lô Hội (Aloe Vera), người Việt Nam đã biết xử dụng từ xa xưa, người ta thường nấu chè ăn để trị bệnh bao tử và giúp cho bộ phận tiêu hóa được điều hòa...lại chữa bỏng rất tuyệt hảo. Còn cách trị bệnh ung thư thì không thấy nói đến, mãi tới khi có phái đoàn VN. sang viếng Đất Thánh, trong đó có Cha Hoàng Minh Thắng, Ngài đã đọc tờ nguyệt san "Thánh Địa" tháng 11 và 12, 1993; trong đó Cha Romano Zago, gốc Brazil, thuộc Dòng Phanxicô, lúc đó đang coi sóc Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh tại Bêlem, Ngài đã phổ biến về cây Aloe Vera, có thể chữa được mọi chứng ung thư mà chính Ngài đã trực tiếp chữa trị được khá nhiều người, dù nhà thương đã từ chối. Cha Thắng đã đem phương thuốc quí báu này về phổ biến khá rộng rãi, để ai mắc bệnh ung thư có thể áp dụng chữa trị.

Nhờ bài thuốc trên, tôi (LM.James Vũ) đã ứng dụng ngay để trị bệnh cho Cha Cố Joseph N.D.M., hiện đang hưu tại Chi Dòng Đồng Công. Ngài bị ung thư ruột đã tới thời kỳ thứ ba; 7 vị bác sĩ chuyên khoa đã hợp lại để chữa trị cho Ngài, nhưng sau cùng họ đã quyết định phải giải phẫu và cắt đi một khúc ruột. Bác sĩ đã cho thân nhân Ngài biết, vi trùng đã ăn ra ngoài ruột rồi, sau khi giải phẫu mấy tháng, họ sẽ phải làm therapy cho Ngài và chứng bệnh này chỉ hy vọng sống thêm được 6-7 tháng nữa thôi. Khi biết được điều đó, Ngài đã quyết định về hưu để dọn mình về với Chúa. Tôi đã nhờ người đi tìm được khá nhiều cây Aloe Vera và làm theo đúng phương pháp của Cha Romano. Cha Cố đã dùng nhiều gấp đôi, gấp ba số lượng chỉ định, nhưng cũng không thấy có phản ứng nào xẩy ra. Sau 8 tháng dùng thuốc, Ngài đã đi thử máu, chụp hình theo phương pháp tối tân, tốn phí tới 5-6 ngàn đô la, kết quả là không còn thấy dấu vết gì của bệnh ung thư trong ruột và các bộ phận khác nữa. Hiện nay ngài rất khỏe, hồng hào và lên ký hơn 10 lbs. Khi trở về thăm thân nhân, ai cũng ngỡ ngàng, thấy ngài mạnh khỏe hơn trước, mặc dầu thời gian bệnh tới nay đã gần 2 năm rồi.

Trong thời gian trị bệnh cho cha Cố, tôi cũng chỉ cho 4 người mắc bệnh ung thư khác nhau, có người bị xơ gan, cả 4 người sau khi uống thuốc Aloe Vera dều thấy kết quả tốt và đã đi làm việc được.



2/ CÁCH ĐIỀU CHẾ ĐỂ TRỊ BỆNH UNG THƯ THEO CHA ROMANO


Lấy 2 lá lớn hoặc 3 lá nhỏ cây Aloe Vera (Để cho dễ làm, tôi đã cân thử, 2 lá lớn phỏng chừng 2 lbs hay 1 kg) rửa sạch, cắt gai bên cạnh lá bỏ đi và 1 pound mật ong tốt (bằng 16 oz hay 1/2 kg ( Mật tốt phải mua ở farm, hay bày bán cạnh đường hay trong farm, thứ này ong hút nhụy hoa để làm mật, mật ong ổ chợ nuôi ở nhà bằng đường không tốt), thêm 3-4 muỗm to rượu mạnh. Lấy máy xay sinh tố, xay chung cả 3 thứ thật nhuyễn, thành một thứ xirô. Nên cất vào tủ lạnh, để khỏi bị hư.


3/CÁCH SỬ DỤNG


Trước khi xử dụng, lắc đều lên.- Mỗi ngày uống 3 lần - Mỗi lần 1 thìa ăn phở- Uống trước bữa ăn từ 15 phút hay nửa giờ.

Bình thường việc chữa bệnh kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày đi khám bác sĩ để biết đã tiến triển tới đâu. Nếu chưa khỏi sẽ uống tiếp tới khi khỏi.
Thường thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó, nhưng cần đi khám bác sĩ cho chắc ăn đã khỏi.


4/ UỐNG NGỪA BỆNH:


Những người không bị bệnh ung thư, mỗi năm nên uống 10 ngày để ngừa bệnh.

Mật ong là loài thực phẩm cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng.
Chất rượu mạnh làm giãn nỡ mạch máu dẫn chất mật ong lẫn với chất Aloe Vera tới mọi tế bào trong cơ thể : vừa nuôi dưỡng vừa chữa lành vết thương ,vừa lọc máu.

Theo bảng phân chất của LM. bác sĩ (Dòng Phanxicô) làm việc tại Trung tâm nghiên cứu, Bắc Ý thì cây Aloe cócác chất sau đây:

1/ 13 chất khác nhau, chứa các chất trụ sinh chống lại vi khuẩn.
2/ 8 loai vitamine cần thiết làm lớn mạnh các tế bào,nuôi dưỡng cơ thể, chế tạo ra máu, điều hòa cơ thể và chữa lành vết thương. ( Vit. A, B1, B2, B6, C, M...)
3/ Cây Aloe chứa hơn 20 chất muối đạm cần thiết cho cơ thể (Calco, Fosforo, Potassio ....)


5/ CÂY ALOE VERA CHỮA CÁC BỆNH KHÁC


Theo kinh nghiệm của LM. Vũ Đình Trác trong cuốn "100 Cây thuốc van linh bá bệnh" như sau:
Cây Aloe (Nha Đam) Chủ Trị: *Trị chứng trẻ em cam tích * Lên kinh * Táo bón *Trị nhức đầu và các chứng xung huyết nội tạng phủ * Trị máu cam * Đặc biệt trị bệnh gan và * Huyết bạch theo công thức:


6/ TRỊ HUYẾT BẠCH


Dùng2,3 lá lột vỏ, ăn sống với muối hay đường, hoặc nấu chè ăn.


7/ TRỊ ĐAU GAN:


Aloe khô 3 gr., cam thảo 5 gr, nấu nửa lít nước sôi kỹ còn á, chia uống 2 lần trong ngày


8/ TRỊ MÁU MỠ (Colesterol), TIỂU ĐƯỜNG, MÁU CAO...


LM. Đỗ B.C.mới được người giới thiệu cách điều trị các bệnh trên theo như sau: Lá Aloe làm sạch, bỏ gai 2 bên xay nhuyễn, mỗi lần uống chừng 2 oz pha với 1/3 trái chanh vắt nước, trước bữa ăn chừng15 phút . Ngày 3 lần.


9/ TRỊ VỀ BỘ PHẬN TIÊU HÓA:


Ân uống chậm tiêu, khó tiêu, bụng dạ bất ổn v.v.uống thường xuyên lá cây nha đam sẽ thấy kết quả toost.


10/ TRỊ Bỏng, ĐỨT CHÂN TAY tuyệt vời


Người bị bỏng dù nặng tới cấp 3 rồi, lấy chất thạch bên trong lá đắp vào vết bỏng sẽ mát dịu ngay, mỗi ngày thay 1 lần, sẽ mau khỏi mà không có thẹo. Đứt tay chân cũng làm như vậy.


11/ GIÚP NHUẬN TRƯỜNG, TRỊ TÁO BÓN


Thường xuyên chỉ nên dùng mỗi lần 1-2 gr là đủ. Nếu muốn đi cầu dễ hoặc muốn xổ thì uống từ 3 gr. trở lên. Đi rất êm nhẹ và thoải mái. Khỏi cần phải uống thuốc tây...


12/ TRỊ BỆNH SIDA

Có người nói bên Việt Nam đang chữa chứng Sida bằng ăn lá Aloe. Nếu nó trị được ung thư thì cũng trị được chứng bệnh này.


13/ TRỊ NGƯA NGÁY DA SẦN SÙI


Cắt 1 khúc lá lấy chất thạch bên trong bôi các chỗ ngứa, sẽ thấy êm dịu ngay.


14/ CÓ THỂ CÒN TRỊ ĐƯỌC NHIỀU BỆNH KHÁC NỮA


Vì Aloe có thể nấu chè ăn thường xuyên làm thông tiểu, mát gan, thanh nhiệt, nên nếu ai mắc bất cứ bệnh gì mà trị mãi không khỏi, cũng nên dùng thử Aloe xem sao.


15/ CÁCH SỬ DỤNG


Có thể ăn tươi với muối hay đường hoặc nấu chè ăn.
Có thể phơi khô, để dành nấu nước uống thay vì ăn tươi.
Thường dùng từ 1-2gr. Nếu dùng trên 3 gr sẽ nhuận trường và xổ.


16/ CẤM KỴ DÙNG ALOE


Vị này kị thai. Những em dưới 13 tuổi cũng không nên dùng.


Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nha đam

(GDVN) - Từ lâu, nha đam đã được biết đến như là “thần dược” dành cho da của phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng trên da, nó còn được biết đến như là một vị thuốc quý cho sức khỏe.

ừNha đam (còn gọi là lô hội, long thủ, cây dứa Tàu) đã được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu. BS. Trần Hữu Vinh, Trưởng phòng Quản lý Y dược học cổ truyền, Sở Y tế TP. HCM, cho biết: Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng.

Nhờ chất glycoprotein, nha đam có tác dụng chống viêm và giải dị ứng, giúp làm lành vết thương. Bên cạnh đó, nha đam còn giúp tăng cường giải độc cho cơ thể nhờ tăng cường chuyển hóa tại gan, thận; giúp loại trừ độc tố cho tế bào. Khi sử dụng nha đam, người dùng có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp đẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột ra ngoài.

Tác dụng chữa bệnh của nha đam

1. Thanh nhiệt: Nha đam là liều thuốc tự nhiên để giải độc cho cơ thể. Nếu lịch học và làm việc khiến bạn phải kết thân một cách bất đắc dĩ với những hàng quán bán thức ăn ngoài đường hay những tiệm fast food thì bạn nên bổ sung nước hoặc chè nha đam đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn.

2. Hỗ trợ tiêu hóa: Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh phải đảm bảo nhiệm vụ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ các món ăn mà teen măm vào mỗi ngày.

Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu da. Bạn có thể dùng món chè này như một phương thuốc làm đẹp da vừa công hiệu lại cực kì...ngon!

Nhờ chất glycoprotein, nha đam có tác dụng chống viêm và giải dị ứng, giúp làm lành vết thương.

3. Tăng cường sức đề kháng: Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng khoẻ mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nha đam không hề làm bạn béo lên mà lại giúp bạn duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động.

4. Chăm sóc da: Chất nhầy trong gel (phần thịt) của nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả.

Trong dân gian, nha đam là phương thuốc làm lành da tự nhiên rất hữu hiệu. Khi thoa một lớp gel lên da, các vết thương do bị bỏng, phồng rộp, côn trùng cắn và mẩn ngứa sẽ nhanh chóng được hồi phục.

Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, da sẽ trở nên bỏng rát, khó chịu. Chỉ với một chút dịch của lô hội sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác mát mẻ cho làn da.

5. Chống mỏi mắt: Nếu mắt của bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng lô hội để chữa trị. Rất đơn giản, dùng một nhánh lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi đắp phần thịt lên mắt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút.

Dịch trong lá của lô hội có tác dụng làm mắt dịu mát, dễ chịu. Sau một thời gian, vùng thâm quanh mắt sẽ giảm hẳn. Bạn nên sử dụng chất gel này mỗi tối trước khi đi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.

6. Tác dụng kháng khuẩn: Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích. Nhũ dịch được bào chế từ nha đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụn chốc lở, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).

7. Tác dụng xổ, nhuận trường: Thời xa xưa. Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
- Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
- Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
- Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.

8.  Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).

9.  Trị bệnh ngoài da: Dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...

10.  Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.

Nha đam còn giúp tăng cường giải độc cho cơ thể nhờ tăng cường chuyển hóa tại gan, thận...
Cách dùng nha đam chữa bệnh

1. Đối với đôi môi nứt nẻ: Mùa hanh khô đang đến gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải “đương đầu” với những mối nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.

2. Trị mụn: Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển.

Mỗi ngày dùng 200g lá Nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ... để ăn. Hoặc dùng 500 ml nước cốt Nha đam, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.

Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo).

Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.

3. Khắc phục chứng khô mắt: Có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút.

4. Trị chứng “nguyệt san” bất thường: “Nguyệt san” là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình.

5 Đối với các vết bỏng: Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ.

6. Bệnh xơ gan cổ chướng: 
Lấy một nắm cây nha đam gọt bỏ phần có gai hai bên lá, một chút mật ong nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).

Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.

Không nên đắp mặt nạ nha đam thường xuyên, tốt nhất chỉ nên đắp 2-3 lần/tuần.

Lưu ý khi sử dụng nha đam


- Không nên đắp mặt nạ nha đam thường xuyên, tốt nhất chỉ nên đắp 2-3 lần/tuần.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.

- Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê…

Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.

Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.

Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

- Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.

- Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.
Read more ►

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Cây Hoàn Ngọc

,
Đông dược Phú Hà Vào những năm 1990, trong dân gian có lẽ chưa có một cây thuốc nào mà lại được người dân cho là một loại “thần dược” chữa được bách bệnh như cây Hoàn ngọc. Chỗ nào người ta cũng nói đến Hoàn ngọc, bệnh gì người ta cũng chữa bằng Hoàn ngọc và nhà nào cũng trồng Hoàn ngọc. Lời đồn đại cho rằng sở dĩ cây có tên là "Hoàn ngọc" vì có một chú bé chơi đùa bị chúng bạn đá vào vùng "của quý", hòn "Ngọc hành" bị biến mất, sau nhờ dùng cây thuốc "Con khỉ" mà Ngọc hành lại trở về như cũ. Từ đó, cây Con khỉ được mang tên mới: Cây Hoàn ngọc.

1. Đại cương 

- Tên gọiCây Hoàn ngọc còn có tên là cây “Xuân hoa”, cây “Nhật nguyệt”, cây “Tu lình”, cây "Con khỉ", cây  “Thần dưỡng sinh”, cây “Trạc mã”, cây “Thần tượng linh”, cây “Mặt quỷ” và nhiều tên khác nữa, có tên khoa học là Pseuderanthemum (Nees) Radlk., thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae). 

Mô tả: Đây là loại cây bụi, sống nhiều năm, cao 1-2 m, thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 12 – 17cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, thành xim dài 10 – 16cm; hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím, đài 5 lá rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài; bao phấn màu tím, bầu thượng, nhẵn, 2 ô. Quả nang, chứa 4 hạt.


- Thành phần hóa học: Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của nhóm tác giả Đỗ Huy Bích... Trần Toàn - Viện Dược liệu, do NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành năm 2006 thì, cây Hoàn ngọc chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ, 7 chất đã được phân lập, trong đó 4 chất là Phytol, β-sitosterol, hỗn hợp đồng phân Epimer của Stigmasterol và Poriferasterol. Lá tươi chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g, protein hòa tan 25,5mg/g, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các chất: Ca 875,5mg%, Mg 837,6mg%, K 587,5mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, Cu 0,43mg%, Mn 0,34mg%, Ni 0,19mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70oC.

- Tác dụng dược lý: Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cây Hoàn ngọc có các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; có hoạt tính thủy phân protein (nên trong lâm sàng đắp lá tươi Hoàn ngọc làm tiêu mủ và làm tan sẹo lồi); tác dụng ức chế Monoaminoacydase (MAO) và tác dụng bảo vệ gan. Cây không có độc tính.

2. Bộ phận dùng 

- Lá cây: Dùng tươi (thông dụng nhất) hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
- Vỏ thân, vỏ rễ, cành cây.
- Toàn cây tươi giã nát hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
- Rễ cây: thường phải là cây có từ 7 năm tuổi trở lên mới tốt.

3. Công dụng và liều dùng: 

Cây Hoàn ngọc không độc, có thể uống trong hay đắp ngoài, dùng tươi hay dùng khô đều được, nhưng dùng tươi tác dụng tốt hơn. Nếu dùng tươi phải nhai chậm để thuốc kết hợp với nước bọt mới phát huy tối đa tác dụng của thuốc.

3.1. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, cây Hoàn ngọc dùng để chữa các bệnh sau đây:

Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, trĩ nội...: Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, ngày 2-3 lần, dùng liền 5 – 7 ngày.

Cầm máu: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương chảy máu, làm tan máu tụ do chấn thương, trĩ nội, trĩ ngoại ra máu, ho ra máu... Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, hay sắc 10g lá khô, uống như nước chè, dùng liền 5 – 7 ngày.

Chữa lở loét: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo vết thương, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vết thương sẽ làm tiêu mủ, giảm sưng, vết thương mau liền, chóng lên sẹo.

Chữa sẹo lồi, mụn lồi: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo nhu cầu, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vùng sẹo, mụn lồi, sẽ làm tam sẹo, mụn lồi. Đắp đến khi mặt da phằng thì ngừng thuốc.

3.2. Theo kinh nghiệm dân gian.

Tài liệu nói về cây Hoàn ngọc lưu truyền trong dân gian rất nhiều, nhưng có một bài được cho là của GS Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne cung cấp. Đó là một bài viết khá đầy đủ, giọng văn vừa trí tuệ với tầm hiểu sâu, biết rộng, vừa khiêm tốn,  rất giống với văn phong của GS Phạm Khuê. Chỉ tiếc là nay GS Phạm Khuê đã "đi xa" nên chúng tôi không có điều kiện xác minh. Nhưng thiết tưởng, cây Hoàn ngọc không có độc, mà kinh nghiệm dân gian thì rất phong phú, nhiều bài thuốc hay, cây thuốc rất tốt nhưng các nhà khoa học chưa có điều kiện nghiên cứu, thẩm định. Riêng cây Hoàn ngọc này đã nhiều người dùng đều thấy có kết quả, nhất là dùng cho những người mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc loại nan y như ung thư, HIV/AIDS... thì nên áp dụng theo cách mà GS Phạm Khuê chỉ dẫn và ông Nguyễn Văn Cứng đã cung cấp. Đặc biệt đối với người nghèo, bệnh trọng. Kính mong quý vị tham khảo, nếu có điều kiện thì áp dụng hoặc mách cho bạn bè, người thân áp dụng, vì với những bài thuốc rẻ tiền, công hiệu thì càng nhiều người biết, áp dụng, chữa khỏi bệnh, càng tốt.

Dưới đây là toàn văn bài viết của GS Phạm Khuê do ông Nguyễn Văn Cứng cung cấp.

BS Nguyễn Đức Kiệt

CÂY HOÀN NGỌC HAY CÂY NHẬT - NGUYỆT

(Bản Việt ngữ của GS Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne gởi tặng)

Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5oC hạ xuống còn 37o, cơn đau bớt hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.

Biểu hiện công hiệu của thuốc như sau: Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị. Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh. Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là cây “Hoàn ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu nhau.

Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị chỗ đó.

Công dụng và cách dùng:

- Dùng lá tươi ăn ngay hoặc xay lấy nước uống, hay nấu chín lá ăn như canh.

- Tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá. Lá tươi không có mùi vị, dễ ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không quá 10 lá. Vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi. Dùng chữa các bệnh chủ yếu sau đây:

1. Khôi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, mệt mỏi toàn than…  ngày ăn 2 lần, mỗi lần 3-7 lá x 10 – 15 ngày.

2. Cảm cúm, sốt cao: Ăn 8 lá, cách nhau 1 giờ, sau 3 lần sẽ hạ sốt, hết đau đầu.

3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.

4. Khi bị nhiều bệnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận, tràn dịch màng phổi… đều dùng tốt.

5. Tiêu chảy, tả, lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.

5. Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội: ăn 2 lần/ngày, mỗi lần ≈ 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi. Chảy máu đường ruột: nhai tươi hoặc giã lấy nước đặc uống, 7–10 lá, ≈ 1-2 lần là khỏi. Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.

6. Ðau gan, viêm gan, xơ gan: Ngày 2-3 lần, mỗi lần 7 lá, dùng ≈ 150 lá.

7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức: Ăn từ 14-21 lá hoặc giã uống nước, ăn 150 lá đến 200 lá khỏi hẳn.

8. Ðau thận thường xuyên, đau bên trong không rõ nguyên nhân: ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá, dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau.

9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu: đắp 3 lá vào mắt sau một đêm là khỏi.

10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con ăn lá không ảnh hưởng gì đến sữa.

11. Người có bệnh huyết áp (cao hoặc thấp), rối loạn thần kinh thực vật ăn lá thuốc đều có hiệu quả, đều khỏi.

12. Chữa bệnh cho gia súc, gia cầm: Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Chó Nhật đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngay. Gà chọi sau khi chọi cho ăn 1-3 lá nó hồi phục sức gấp 3 lần.

Theo tôi dùng chữ “Thần dược” với cây thuốc nầy cũng không quá. Là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi “Tại sao?” để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu chỉnh làm cơ thể ổn định? Có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo nên những hiệu quả như vậy. Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng. Có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được. Phải chăng theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại cơ thể để khắc phục bệnh tật do tự tác dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây còn có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy. Từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa rất nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của từng người.

Về hình thức cây thuốc: 

Ðây là loại cây lá dài nhọn, mặt sau hơi nhạt, hình lá tương tự màu cây, cây cứng không có hoa, cây có lá mọc đối xứng, kẻ lá chồi cành cây chúc ngược lên, lá nó không bền mà chỉ vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống khỏe như cành mọc thẳng, nhân giống chủ yếu bằng ngọn cây cắm xuống đất. Làm thuốc là để tự cứu lấy mình và cứu người khi có điều kiện. Ðây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi không dám phổ biến sợ người hiểu biết hơn cho là hồ đồ. Song nếu các bạn thu kết quả gì đó thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác khi thu được kinh nghiệm thì nên trao đổi.

GS Phạm Khuê
Read more ►
 

Copyright © Phạm Trọng Thái * Powered by Phạm Trọng Thái